Trong thi công xây dựng thường phát sinh các hạng mục phải khoan cấy thép đó là phương pháp liên kết các kết cấu thép và bê tông hoặc các vật liệu nền là bê tông, đá tự nhiên, vật liệu đặc. Liên kết này được khoan cấy vào các vật liệu nền đã có sẵn mà không cần phải phá huỷ kết cấu có sẵn.
Khoan cấy thép chính là một hạng mục quan trọng trong ngành xây dựng không thể thiếu, nếu quý vị cần báo giá khoan cấy thép, xi vui lòng gọi ngay: 0915.200.223 để được hỗ trợ trực tiếp.
Khoan cấy thép vào bê tông là gì ?
Cấy thép vào bê tông là biện pháp khoan cấy thép có sử dụng các hóa chất liên kết cường độ cao, nhằm neo thép vào bê tông để phục vụ nhu cầu quan trọng trong mỗi công trình.
Khi nào cần cấy thép vào bê tông?
Trong thực tế, việc đặt thép chờ để liên kết với hệ Dầm – Sàn trong quá trình thi công gần như không đúng với vị trí yêu cầu, do việc thả các lồng thép bị sai lệch 5-10cm là rất phổ biến, khiến cho các thanh thép chờ không nằm đúng vị trí. Hoặc khi cần cải tạo, sửa chữa, nối thêm các liên kết, kết cấu mới vào kết cấu cũ mà không ảnh hưởng đến khả năng chịu tải ban đầu, người ta thường thực hiện cấy thép vào bê tông kết hợp với các loại hóa chất cấy thép.
-
Ứng dụng khoan cấy thép trong xây dựng:
Liên kết các kết cấu thép và bê tông hoặc các vật liệu nền là bê tông, đá tự nhiên, vật liệu đặc. Liên kết này được khoan cấy vào các vật liệu nền đã có sẵn mà không cần phải phá huỷ kết cấu có sẵn của bề mặt.
-
Các trường hợp sử dụng khoan cấy thép
– Liên kết các kết cấu thép vào bê tông.
– Liên kết thép mới của đài móng, dầm móng, sàn tầng hầm, dầm tầng hầm vào tường.
– Xử lý những rủi ro trong quá trình thi công bị sai lệch thép, thiếu thép chờ, để chờ không được hay những vị trí để chờ có thể bị sai lệch lớn.
– Xử lý rủi ro trong quá trình thi công như thép gãy, thép để chờ không đúng vị trí hoặc những vị trí không thể đặt thép chờ.
– Liên kết thép giữa cấu kiện cũ với cấu kiện mới khi không thể thi công toàn khối.
– Cấy thép chờ phục vụ công tác cải tạo, sửa đổi công trình cũ.
– Thay đổi công năng của công trình dẫn tới thay đổi các thiết kế.
-
Lợi ích khi sử dụng khoan cấy thép bê tông
– Tiết kiệm được thời gian thi công
– Đảm báo tính nguyên vẹn và khả năng chịu tải của bê tông và cốt thép như ban đầu
– Giúp cho công tác cốp pha được dễ dàng, không lãng phí
– Thích hợp với các phương pháp thi công hiện đại: Cốp pha bay, cốp pha trượt
Tiêu chuẩn khoan cấy thép với định mức hóa chất cụ thể từng loại keo
Dưới đây là định mức tiêu chuẩn mà chúng tôi đưa ra với tiêu chuẩn khoan cấy thép với từng loại hóa chất cụ thể với đường kính cụ thể theo tiêu chuẩn, đường kính lỗ, chiều sâu lỗ khoan và thể tích hóa chất.
Bảng định mức hóa chất Hilti trong thi công khoan cấy thép chờ
Các bước cơ bản thi công khoan cấy thép bê tông :
Bước 1: Khoan tạo lỗ với đường kính, chiều sâu lỗ khoan theo yêu cầu của hồ sơ kỹ thuật đã duyệt.
Bước 2: Vệ sinh lỗ khoan bằng máy thổi bụi, vệ sinh cạnh lỗ khoan bằng chổi sắt
Bước 3: Bật nắp tuyp lọ hóa chất cấy thép; Lắp vòi bơm vào lọ hóa chất; Lắp vào súng bơm hóa chất
Bước 4: Bơm xả keo ra ngoài khoảng 15ml cho đến khi hai thành phần trộn đều vào nhau
Bước 5: Đưa vòi bơm đến tận đáy lỗ khoan, vừa bơm vừa rút từ từ ra ngoài, đến lúc hóa chất chiếm khoảng 1/2 đến 2/3 lỗ khoan (tùy thuộc vào loại lỗ khoan) đảm bảo khi cấy thép vào thì hóa chất điền đầy lỗ khoan.
Bước 6: Từ từ cho thanh thép (Bulong) vào lỗ khoan đồng thời xoay tròn đến tận đáy lỗ khoan và phải đảm bảo hóa chất tràn đều ra ngoài lỗ khoan.
Bước 7: Chờ hóa chất ngưng kết đạt cường độ yêu cầu
Qua bài viết được chúng tôi tổng hợp từ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các bạn có thể thi công khoan cấy thép bê tông đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất cho công trình của mình, khi cần hãy gọi ngay để được hỗ trợ.